Hướng dẫn xây bậc tam cấp đúng chuẩn !
Hướng dẫn xây bậc tam cấp đúng chuẩn! Bậc tam cấp là một trong những bộ phận cơ bản trong cấu tạo các công trình kiến trúc. Không chỉ với các công trình công cộng hay trụ sở làm việc, mà ngay cả trong các công trình dân dụng, thì bậc tam cấp đều rất cần thiết và quan trọng. Vậy làm thế nào để có thể xây dựng được một bậc tam cấp vừa theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, vừa đảm bảo các yếu tố phong thuỷ. Chúng ta cùng tìm hiểu ở đây nhé.
Thứ nhất: Bậc tam cấp là gì?
Bậc Tam Cấp đóng vai trò là đường dẫn giao thông chính, đây là lối đi lên nhà cũng như các công trình công cộng hay trụ sở làm việc. Xây dựng Bậc Tam Cấp đúng cách sẽ thuận tiện trong việc đi lại, tăng thêm phần sang trọng và mang lại vẻ đẹp sang trọng, bề thế cho công trình đó.
Vị trí của Bậc Tam Cấp thường là vị trí nối liền giữa sân và nhà, là nơi kết nối giao thông giữa bên ngoài và các hoạt động sống trong và ngoài của ngôi nhà. Đôi khi, Tam Cấp cũng được coi là phần nối liền giữa nền nhà và cầu thang lên tầng, là bước đệm để đi lên tầng trên của các thành viên trong gia đình.
Gọi là Bậc Tam Cấp vì từ xa xưa, ông cha ta đã sử dụng 3 bậc thềm trước nhà để lấy lối đi ra đi vào, lối đi lên đi xuống ngoài sân và trong nhà. Đây là cách làm truyền thống, dựa trên quan niệm của thuyết tam sinh “Thiên - Địa - Nhân" . Do đó, Bậc Tam Cấp chỉ là một tên gọi chỉ một bộ phận, khu vực trong công trình kiến trúc, và tên gọi này hoàn toàn mang tính tương đối. Trên thực tế, có nhiều công trình, Tam Cấp được xây với số bậc ít hơn hoặc nhiều hơn, như 1, 5, 7, 9. Sở dĩ như vậy là vì chúng được xây dựng dựa trên các quan niệm mang tính tâm linh khác. Chẳng hạn như 5 bậc là dựa trên quan niệm về Phong Thuỷ, đại diện cho đầy đủ 5 yếu tố ngũ hành bao gồm: Kim- Mộc- Thủy- Hỏa - Thổ. Con số 5 còn rơi vào chữ “sinh” theo quan điểm “ Sinh- lão- bệnh- tử” và sẽ mang lại những yếu tố phong thủy tốt, mang lại điều may mắn cho chủ nhà. Bậc Tam Cấp được xây theo số lẻ, vì số lẻ đại diện cho số dương, còn số chẵn đại diện cho số âm. Khi làm nhà, dù là bậc tam cấp hay cầu thang thì người ta cũng đều sử dụng số lẻ để phù hợp với thuyết âm dương - bậc dành cho người sống đi lại. Đồng thời, ngoài các ý nghĩa mang tính tâm linh trên, thì việc làm số bậc lẻ cũng phù hợp vào thói quen đi lại của đa số người dân Việt. Khi bước chân đầu tiên lên bậc để đi, thường người Việt sẽ bước chân phải lên trước. Và bước chân cuối cùng khi nhấc lên khỏi bậc sẽ là chân trái.
Thứ hai: Tiêu chuẩn kỹ thuật của bậc tam cấp
Việc thiết kế và xây dựng Bậc Tam Cấp trước hết phải đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết, để đảm bảo sự thuận tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Đôi khi, vì để có được một Bậc Tam Cấp phù hợp các quan niệm về tâm linh, gia chủ phải tôn nền lên khá cao so với mặt đường. Khiến việc ra vào nhà trở nên bất tiện. Đặc biệt trong bối cảnh các công trình nhà ở tại đô thị, thường có diện tích nhỏ, ngõ hẹp và lại sử dụng các phương tiện giao thông cá nhân thường xuyên như xe máy. xe đạp điện....
Vì vậy, khi thiết kế và xây dựng Bậc Tam Cấp phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
- Chiều cao của mỗi bậc thông thường từ 15- 18cm. Đây là chiều cao lý tưởng để việc bước lên xuống được thoải mái, không phải gắng sức và tránh các chấn thương, đau mỏi với hệ xương khớp. Ở một số công trình công cộng, đặc biệt như bệnh viện, nhà trẻ thì chiều cao của bậc tam cấp thường thấp hơn, khoảng 10- 12 cm để phù hợp với đối tượng sử dụng công trình.
- Chiều rộng của 1 bậc tam cấp thông thường khoảng 25 đến 30cm. Vừa với bàn chân người và giúp khoảng cách giữa các bước không quá xa hoặc quá gần.
- Chiều dài Bậc Tam Cấp phụ thuộc vào chiều dài của sảnh. Điều này phụ thuộc vào thực tế xây dựng và thiết kế của từng công trình. Chiều dài có thể tương đương với mặt tiền nhà hoặc chiều rộng của sảnh chính bước vào nhà. Đối với những thiết kế tiền sảnh rộng rãi, thì Bậc Tam Cấp cũng cần có chiều dài đủ để ôm trọn lấy không gian của sảnh. Tam cấp có thể được xây 1 mặt tiền, hoặc bao quanh 2 – 3 mặt của sảnh tùy theo thiết kế và yêu cầu kiến trúc của từng gia đình là khác nhau.
Khi quyết định số lượng bậc trong Bậc Tam Cấp, cần chú ý ưu tiên sự thuận tiện trong sinh hoạt. Chẳng hạn như nhà ở ngõ hẹp, diện tích nhỏ và thường xuyên sử dụng xe máy làm phương tiện đi lại, thì nên làm càng ít bậc càng tốt. Nói cách khác là nền nhà càng thấp càng tốt, trừ khi phải tôn cao để phòng khi mưa ngập. Như vậy việc đi lại và đặc biệt là đưa xe lên xuống nhà sẽ đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều.
Thứ ba: Một vài lưu ý khi thiết kế bậc tam cấp
* Về vật liệu làm Bậc Tam Cấp
Thông thường, Bậc Tam Cấp sẽ được xây bằng gạch, hoặc đổ bê tông tùy thuộc theo chủ đầu tư. Vật liệu hoàn thiện Bậc Tam Cấp thường được sử dụng là ốp đá hoặc gạch men. Tùy thuộc theo từng thiết kế mà mỗi Bậc Tam Cấp sẽ được xây dựng nên từ các vật liệu khác nhau bao gồm: gạch ốp, đá, hoặc một số loại vật liệu độc đáo có thể sử dụng như gỗ. Một số công trình lựa chọn nguyên liệu đá tự nhiên liền khối để làm Bậc Tam Cấp. Loại vật liệu này có ưu điểm là có độ bền cao, vẻ đẹp trang nhã và gần gũi với thiên nhiên mà chi phí không quá lớn nên hiện nay được ưa chuộng, dần trở nên phổ biên đối với mọi nhà. Chính vì thế, khi lựa chọn đá ốp cần chú ý một số yêu cầu sau:
- Lựa chọn đá ốp Bậc Tam Cấp có độ cứng cao: Vị trí Bậc Tam Cấp là nơi chúng ta đi bước lên xuống nhiều, đồng thời nó ở ngoài trời nên sẽ chịu tác động rất lớn từ mưa nắng, bụi bẩn... nên rất dễ bị xuống cấp, hư hỏng. Do đó, khi lựa chọn đá ốp Bậc Tam Cấp, bạn nên sử dụng loại đá hoa cương cao cấp chất lượng cao, không nên chọn những loại đá hoa cương giá rẻ vì chúng sẽ không chịu được tác động từ môi trường.
- Khi lựa chọn đá ốp Bậc Tam Cấp nên lựa chọn loại đá có độ bền cao. Vì lưu lượng và mật độ đi lại của chúng ta ở khu vực này thực sự rất lớn. Đồng thời, ở vị trí này của nhiều gia đình phải chịu áp lực va chạm khá mạnh nên cần phải lựa chọn loại đá ốp có độ bề bỉ cùng với thời gian.
* Về màu sắc của Bậc Tam Cấp
Màu sắc của Bậc Tam Cấp là màu sắc của đá ốp mặt bậc. Mặc dù đây chỉ là không gian sử dụng của ngoại thất ở bên ngoài, nhưng nó lại ở vị trí của mặt tiền nhà nên việc lựa chọn màu sắc cho không gian này cũng thực sự khiến nhiều người băn khoăn. Bạn có thể đưa ra thêm yêu cầu về loại vân đá, các đường nét hoa văn của đá ốp Bậc Tam Cấp. Đồng thời, nên chú ý đến tính đồng bộ, thống nhất giữa màu sắc của thiết kế Bậc Tam Cấp so với kiến trúc tổng thể của ngôi nhà.
* Về thi công Bậc Tam Cấp
Trong quá trình thiết kế và thi công, cần lưu ý đến quá trình vận chuyển, vệ sinh,... trong và sau khi hoàn thiện để đảm bảo độ bóng, sáng cho mặt Bậc Tam Cấp. Điều này sẽ giúp đảm bảo cho độ bền, đẹp và tuổi thọ cho đá hoa cương cũng như cho toàn bộ tổng thể của công trình từ ngoài vào trong. Đặc biệt, cần đảm bảo sự gắn kết giữa lớp đá bề mặt và cốt nền, tường bên trong. Thực tế có rất nhiều gia chủ không chú ý việc này, nên rất nhiều công trình bị rỗng giữa lớp đá và tường, làm cho kết cấu kém vững chắc, dễ vỡ lớp đá ốp bên ngoài.
* Về thang dắt xe ra vào nhà
Trên thị trường hiện nay đã có sản phẩm Thang dắt xe Thông minh, do Công ty Cổ phần DÔTA Việt Nam thiết kế và sản xuất trên dây chuyền công nghiệp hiện đại. Sản phẩm làm bằng hợp kim nhôm, siêu bền, siêu nhẹ và có thể gấp gọn khi không dùng đến. Việc sử dụng sản phẩm này sẽ giúp gia chủ không cần phải xây dốc bê tông hoặc đặt thợ thủ công hàn cầu bằng sắt, vừa tiết kiệm thời gian, công sức, vừa đảm bảo thẩm mỹ cho bậc tam cấp và không gây ảnh hưởng tới lối đi chung.
Như vậy, không chỉ đóng vai trò quan trọng với việc đi lại, mà tính thẩm mỹ của việc thiết kế Bậc Tam Cấp đem lại cho tổng thể 1 công trình kiến trúc là rất lớn. Hy vọng rằng, những thông tin trên sẽ mang lại cho bạn những hiểu biết, kinh nhiệm để có được không gian nhà ở như ý muốn và thuận tiện nhất cho các hoạt động sống thường ngày !
----------
Công ty Cổ phần DÔTA Việt Nam đã lọt TOP 42 công ty vào vòng ghi hình chung kết và TOP 11 doanh nghiệp tốt nhất được rót vốn trong chương trình SHARK TANK VIỆT NAM Mùa 2. Giờ bạn có thể NHẸ NHÀNG ĐƯA XE RA VÀO NHÀ MỖI NGÀY !
Mọi thông tin về sản phẩm đều được cung cấp đầy đủ trên website của DÔTA tại địa chỉ:
https://dotavietnam.vn/
Số Hot Line Tư vấn (giờ hành chính):
Hà Nội và Miền Bắc: 098 122 0338 (Có Zalo)
TP. HCM và Miền Nam: 098 122 0339 (Có Zalo)
#Cầu_Dắt_Xe #Cầu_Dắt_Xe_Máy #Cầu_Dắt_Xe_Thông_Minh #Cầu_Dắt_Xe_Hợp_Kim_Nhôm #Cầu_Dắt_Xe_Dura #Cầu_Dắt_Xe_Eco #Dốc_Lên_Xe_DÔTA #Dốc_Lên_Xe_DÔTA_DURA #Dốc_Lên_Xe_DÔTA_ECO #DÔTA #dura #eco